Giải Đáp Thắc Mắc: TẠI SAO TIÊM FILLER MÔI BỊ CỨNG, VÓN CỤC?

23/08/2021

Giải Đáp Thắc Mắc: Tại Sao Tiêm Filler Môi Bị Cứng, Vón Cục?.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc: Tại Sao Tiêm Filler Môi Bị Cứng, Vón Cục? mới nhất ngày 23/08/2021 trên website http://fillerbotoxhanoisaigon.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyên nhân tiêm filler môi bị cứng, vón cục?

Có thể bạn không biết, nhưng môi là nơi có rất nhiều mạch máu và sở hữu lớp biểu bì cực mỏng. Vì thế có thể nói môi là bộ phận dễ gặp nhiều rủi ro và tổn thương hơn các khu vực khác trên môi bạn.

Nếu môi bạn chỉ xuất hiện tình trạng cứng nhẹ, sưng đỏ trong một vài giờ đầu sau tiêm nhưng không vón cục, cứng đơ, bạn không cần quá lo lắng. Vì đây chỉ là triệu chứng thường gặp do cơ thể cần thời gian (một vài giờ) để thích nghi với hợp chất vừa đưa vào. Nếu khó chịu, bạn có thể tiến hành chườm lạnh và thực hiện theo dặn dò của bác sĩ sẽ giúp môi nhanh được phục hồi.

Tuy nhiên nếu sau khi tiêm filler môi bị cứng, vón cục, có thể bạn đang chịu hậu quả của những nguyên nhân sau đây:

Thuốc tiêm filler :

Nguyên nhân hàng đầu khiến việc tiêm filler môi bị cứng, vón cục là do bạn đã thẩm mỹ ở địa chỉ không đảm bảo uy tín, chất lượng. Những nơi như thế sẽ tiêm cho bạn những loại filler cứng không đúng chủng loại thích hợp với cơ địa hoặc silicon dạng lỏng không thân thiện với cơ thể nên giữ ở vị trí tiêm mà không thể tự tan hoặc tự đào thải ra ngoài.

Vì thế, sau khi tiêm môi bằng loại filler không đúng cỡ loại cơ thể sẽ có những phản ứng tự nhiên khiến xuất hiện tình trạng môi bị vón cục, sưng phồng, nguy hiểm hơn có thể bị hoại tử nghiêm trọng.

Thông thường, ở những nơi uy tín, chất lượng và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng loại acid hyaluronic, một chất đảm bảo an toàn được tìm thấy trong cơ thể. Những chất này có khả năng hút các phân tử nước, giúp môi bạn được căng mọng, mịn màng hơn.

Tiêm quá liều

Tùy theo cơ địa, tình trạng và sắc thái môi mà bác sĩ sẽ dùng một lượng filler phù hợp nhất cho từng người. Có thể thấy, sau khi tiêm filler bị cứng, sưng phồng một phần nguyên nhân là do tiêm thuốc quá liều. Điều này sẽ khiến cơ thể tắc nghẽn cơ chế lưu thông máu đến vùng lân cân môi làm khu vực xử lý bị thâm tím, vón cục. Trầm trọng hơn sẽ khiến đẩy nhanh quá trình lão hóa, chảy xệ.

Hoại tử với chất tiêm filler môi rất may là khá hiếm, chỉ 1 trong 100.000 trường hợp , nó thường xảy ra do một trong 2 nguyên nhân:

  • Do cản trở cung cấp đến mạch máu, thường là do tiêm quá nhiều chất  tiêm filler môi hoặc do tạo ra quá nhiều sưng tấy gần mạch máu. Sự tắc nghẽn này sau đó gây ra hoại tử môi do mô mềm không thể nhận được lưu lượng máu cần thiết.
  • Thiệt hại trực tiếp do kỹ thuật kém.
tiêm filler môi bị hoại tử
 Bị hoại tử biến chứng sau khi tiêm môi không đúng cách

Nếu điều này không ngăn chặn ngay tình trạng hoại tử, thì người thực hiện nên bắt đầu điều trị khắc phục, tùy thuộc vào loại chất làm đầy hoặc được sử dụng. Aspirin sau đó cũng có thể được kê đơn. Nếu điều này vẫn không ngăn được hoại tử, thì hãy chuyển đến bệnh viện.

Do đó, có thể thấy việc tự tiêm chất tiêm filler môi tại nhà là vô cùng nguy hiểm vì bạn sẽ khó có đủ kiến ​​thức, kinh nghiệm và các loại thuốc để chống lại bất kỳ trường hợp hoại tử nào xảy ra vào thời điểm đó.

Tiêm sai kỹ thuật

Bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề và trình độ chuyên môn cao sẽ xử lý nhanh chóng và tạo cho bạn một trải nghiệm thẩm mỹ hoàn toàn không đau đớn và đảm bảo quy trình. Tuy nhiên khi bạn thực hiện ở nơi không đảm bảo uy tín, có thể sẽ gặp những bác sĩ không đủ kinh nghiệm và tay nghề có nguy cơ tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu khó đông tích tụ dẫn đến toàn bộ vùng này sau khi tiêm filler bị cứng, vón cục.

Bên cạnh đó, nguy hiểm hơn trong việc thiếu cẩn trọng này còn có thể dẫn đến việc tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm trong miệng sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn và nguy cơ gặp hậu quả nặng nề.

 Nếu bạn tự tiêm filler môi

Một số người mua axit hyaluronic làm chất tiêm vào môi của họ và cố gắng tự tiêm cho mình, một số người cũng tìm đến các liệu pháp làm đẹp được đào tạo ít hơn để tiêm và các quy trình thẩm mỹ của họ. Những điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài hơn có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • Chảy máu quá nhiều
  • Bầm tím và sưng tấy quá mức
  • Môi không đối xứng
  • Môi sưng và bất thường do kỹ thuật tiêm không đúng

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hơn sau khi điều trị, thì chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với bệnh viện da liễu của bạn ngay lập tức, nếu bạn không nhận được phản hồi, bạn nên tìm kiếm lời khuyên y tế.

Nhiễm trùng khi tiêm

Một địa chỉ thẩm mỹ có giấy phép hoạt động nghề đầy đủ sẽ đảm bảo quy chuẩn sạch sẽ từ những bước đầu của 6 bước thẩm mỹ theo đúng như bộ Y Tế đề ra. Tuy nhiên, với tình trạng tiêm filler bị cứng, vón cục, có thể bạn đã thẩm mỹ nhầm ở một nơi chưa được cấp giấy phép hoạt động, lơ là trong khâu sát khuẩn, vô trùng dụng cụ y tế, dụng cụ thẩm mỹ, nơi tác nghiệp như phòng khám, phòng phẫu thuật cũng mất vệ sinh, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng đau.

Nhiễm trùng khi chăm sóc

Không thể loại trừ khả năng bệnh nhân đã không thực hiện đúng theo những dặn dò của bác sĩ thẩm mỹ về chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc và những lưu ý khi vệ sinh môi. Nguyên nhân do sự tắc trách này sẽ dẫn đến việc sau khi tiêm filler môi bị cứng, sưng đau và nhiễm trùng.

Tiêm filler môi bị cứng, vón cục có sao không?

Có thể bạn chưa biết, tuy nhiên bất kỳ những cục u hoặc vết sưng đau nào xảy ra sau khi tiêm filler thông thường đều sẽ biến mất hoặc hồi phục dần trong vòng 1 – 2 tuần tùy cơ thể. Nhưng nếu cơ địa bạn thuộc dạng khó chịu, có thể bạn sẽ mất đến vài tháng.

Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân của việc tiêm filler môi bị cứng, vón cục là do cơ thể bị dị ứng với thuốc tiêm, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và điều trị ngay lập tức. Một số dấu hiệu dị ứng thuốc tiêm có thể đi kèm theo đỏ, ngứa hoặc sưng đau, căng cứng ở vùng can thiệp thẩm mỹ.

Một số trường hợp chủ quan có thể dẫn đến môi bị lõm ở 2 mép môi, sưng phù nề to đến mức có thể chạm đến mũi, mặt bị lệch về một bên, không thể cử động môi ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt. Trầm trọng hơn nếu để kéo dài còn sẽ dẫn đến mù lòa hoặc đột quỵ.

Tiêm môi bị cứng, vón cục nên làm gì?

Sau khi tiêm môi về và nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên môi, chị em nào cũng sẽ lo lắng và hốt hoảng. Thay vì vậy, bạn nên giữ bình tĩnh và làm theo những gợi ý sau đây:

Tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Thay vì ngồi chờ đợi trong lo lắng và cầu mong cục u tự tan, bạn nên liên hệ và đặt lịch khám ngay với bác sĩ thẩm mỹ ở nơi uy tín, chất lượng để tìm ra được cách điều trị tốt nhất.

Một số giải pháp bác sĩ có thể đưa ra cho bạn như:

  • Nếu như môi chỉ bị sưng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau.
  • Nếu như môi sưng đau, căng cứng, bác sĩ có thể sẽ dùng phương pháp rút filler môi bằng chất hyaluronidase. Đây là một loại enzyme có khả năng hòa tan chất filler chứa axit hyaluronic để giúp môi trở lại với hình thái ban đầu.
  • Nếu như môi bạn xuất hiện cục u được chẩn đoán là gây hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ khối u khỏi môi.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Theo như lời dặn dò của bác sĩ thẩm mỹ, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Tránh ăn những món ăn gây nhiễm trùng, thâm môi như thịt bò, thịt gà, thịt chó, hải sản, đồ nếp, chất kích thích, thuốc lá,… Bên cạnh đó bạn cũng nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn thường ngày của mình, vì nó sẽ là nguyên nhân khiến việc tiêm filler môi bị sưng, vón cục trầm trọng hơn.

Bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều chất vitamin A, C, E. Che chắn cẩn thận không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước mưa hoặc khói bụi ô nhiễm

.Những điều nên làm và không nên làm sau khi filler môi

Tư vấn chăm sóc sau khi làm đầy môi

  • Thức ăn được nấu mềm, chính nhừ dễ dàng để ăn
  • Dùng son môi và lót môi để việc để che bất kỳ bầm tím nào
  • Tránh hôn hoặc xoa bóp đôi môi của bạn sau 24 tiếng đồng hồ nếu nó là  tiêm filler môi đầu tiên của bạn
  • Làm được nhẹ nhàng với làn da của bạn trong khi rửa trong 24 giờ
  • Không sử dụng và tẩy tế bào chết trong 24 giờ hoặc bất kỳ bàn chải làm sạch mạnh
  • Không mát-xa mặt trong ít nhất hai tuần
  • Không uống qua ống hút trong ngày đầu tiên vì điều này gây áp lực lên môi
  • Không uống rượu ít nhất 24 giờ sau khi  tiêm filler môi
  • không tập thể dục quá mức trong ít nhất 24 giờ là
  • tác dụng phụ lâu dài của chất  tiêm filler môi

Massage môi nhẹ nhàng

Tất nhiên bạn nên hạn chế đụng chạm tay lên môi sau khi vừa tiêm filler xong. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ về những kỹ thuật massage cho môi trong trường hợp môi bị sưng cứng, vón cục. Vì một vài động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm dịu cục u và vết sưng sau khi tiêm hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Thắc Mắc: Tại Sao Tiêm Filler Môi Bị Cứng, Vón Cục? trên website  http://fillerbotoxhanoisaigon.com.   thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!